Tin mới: Kết quả chính thức Giải thưởng và Học bổng KOVA lần thứ 21 năm 2023
Hạng mục

Hạng mục Kiến tạo

Trong phạm vi của Giải thưởng KOVA, chúng tôi muốn khuyến khích các Nghiên cứu/ Sáng kiến Khoa học đã được ứng dụng, có yếu tố nhân văn, đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Giải thưởng KOVA từng vinh danh nhiều kỹ thuật y học tiên tiến như: Ghép tim, lọc máu liên tục, phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương, hay nỗ lực khống chế thành công các dịch bệnh nguy hiểm, ...

Bên cạnh đó là các nghiên cứu cải tiến trong các lĩnh vực khác như: phát triển các giống lúa đặc biệt, xây dựng vùng bảo tồn dược liệu, ứng dụng năng lượng sinh học vào sản xuất, ...

Nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu cần thiết của cộng đồng, có yếu tố nhân văn và đem lại lợi ích cho cộng đồng (Ví dụ tạo ra các giá trị sau: Cải thiện sức khỏe cho con người/ hoặc Làm lợi về kinh tế cho địa phương / Giảm đói nghèo/ Bảo vệ môi trường/ Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở vùng sâu vùng xa, ...);

Mang tính đột phá và tiên phong tại thời điểm nghiên cứu (Ví dụ: Thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc tạo ra bước ngoặt cho lĩnh vực nghiên cứu, …);

Đã được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong một khoảng thời gian đáng kể, hiện tiếp tục phát huy giá trị , phạm vi ứng dụng rộng rãi;

Nhằm khuyến khích các nhân tố mới, chúng tôi ưu tiên xét các nghiên cứu CHƯA được nhận các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.

Nhằm khuyến khích các nhân tố mới, chúng tôi ưu tiên xét các nghiên cứu CHƯA được nhận các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.

Thông tin đăng ký

Thư đăng ký (Tham khảo theo mẫu)

Thư đề cử (Tham khảo theo mẫu)

Các giấy tờ khác có liên quan (Nếu có)

Thông tin tự giới thiệu của Chủ nhiệm đề tài

Tải toàn bộ hồ sơ >>
Nộp hồ sơ

Ứng viên vui lòng nộp hồ sơ theo hướng dẫn của đơn vị đề cử

Đề cử

Ban Vận hành Giải thưởng KOVA gửi thông tin đến các đơn vị có liên quan để đề cử cho các ứng viên của giải thưởng và học bổng năm nay.

<p>PGS.TS.BS Lê Chí Dũng  (Giải thưởng Kiến tạo năm 2018)</p>

“Nhìn những bệnh nhân bị bướu ác chỉ trong vòng 1, 2 năm thì chỉ còn da bọc xương, và sau đó có thể vĩnh viễn rời khỏi cuộc sống. Điều này làm cho tôi không thể nào chịu nổi, và muốn dấn thân vào nghiên cứu để giúp họ sống tốt hơn”

PGS.TS.BS Lê Chí Dũng  (Giải thưởng Kiến tạo năm 2018)